Giới Thiệu Về Khu Di Tích Mỹ Sơn

Giới Thiệu Về Khu Di Tích Mỹ Sơn

Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Marrakesh (Morocco) ngày 01 tháng 12 năm 1999 đã công nhận Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (ii): Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa. Những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ, và tiêu chí (iii): Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.

Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Marrakesh (Morocco) ngày 01 tháng 12 năm 1999 đã công nhận Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (ii): Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa. Những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ, và tiêu chí (iii): Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.

Giới thiệu với bạn về khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám - mẫu 1

Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc. Sang thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ. Tới thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế. Văn miếu Thăng Long được sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội.

+ Giới thiệu với bạn về khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu với bạn về khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Giới thiệu với bạn về khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám - mẫu 3

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam. Được nhà Lý xây dựng vào thế kỉ 11, với mục đích chính là dạy học cho các hoàng tử và những người tài trong thiên hạ. Đây còn là nơi thờ các danh nhân có công trong nền giáo dục nước nhà, tổ chức các kì thi của quốc gia, cao nhất là kì thi tiến sĩ. Có thể nói,Văn Miếu – Quốc Tử Giám là biểu tượng của tri thức, văn hóa, khát vọng trong con đường học tập của các sĩ tử nói riêng và con người Việt nam nói chung, là nét son thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Và là khu di tích văn hoá Hà Thành.

Giới thiệu với bạn về khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám - mẫu 4

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Quần thể khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám chính là đại diện cho truyền thống hiếu học, lễ nghĩa, tôn sư trọng đạo, đề cao nhân tài với những giá trị tinh thần, văn hóa vô cùng sâu sắc và quý giá, là biểu tượng của cả đất nước. Chính vì vậy mỗi chúng ta cần có ý thức giữ gìn, bảo tồn khu di tích để không chỉ hôm nay mà con cháu chúng ta ngày sau có thể ý thức được và kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp này.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Giải bài tập lớp 4 Kết nối tri thức khác

Ứng Dụng tìm kiếm địa điểm ăn uống

Nhanh & tiện lợi - với hàng ngàn địa điểm, bình luận, hình ảnh & thành viên chia sẻ

Khu di tích Mỹ Sơn thuộc thôn Mỹ Sơn xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Tọa lạc trong một thung lũng kín có đường kính 2km, tổng diện tích bên trong thung lũng khoảng 320 ha. Thung lũng là những dãy núi vòng cung, bao bọc vững chắc cho toàn Khu di tích. Phía Nam là đỉnh núi Mahaparvata, có tên gọi khác nhau như đỉnh Hồn Đền, núi Chúa, đỉnh Răng Mèo... Xung quanh đỉnh núi này có nhiều câu chuyện, truyền thuyết gắn liền với cuộc sống tâm linh của cộng đồng dân cư địa phương. Đối với khu đền tháp Mỹ Sơn, Núi Chúa còn biểu tượng cho đỉnh núi thiêng của vương quốc Chămpa. Núi cao 730 m so với mực nước biển, được ví như ngọn hải đăng đối với các thuyền buôn di chuyển trên biển Đông khi qua vùng đất Amaravati (tiểu quốc Champa).

Mỹ Sơn thung lũng thần linh và nghệ thuật

Từ ngọn núi thiêng hình thành dòng suối chảy về hướng Bắc qua trung tâm thờ tự, được vínhư dòng suối thiêng. Nước được dâng tế vào đền thờ Mỹ Sơn để làm các nghi lễ như tẩy trần, tắm linga - yoni. Theo các nhà nghiên cứu đỉnh núi thiêng là đại Linga, thung lũng Mỹ Sơn là đại Yoni và suối thiêng là hình ảnh của vòi yoni theo cách lý giải địa văn hóa. Sự kết hợp giữa trời đất và nước, âm dương hòa hợp sinh ra cuộc sống vạn vật. Đó cũng là ý nghĩa tín ngưỡng thờ cúng linga - yoni tại Mỹ Sơn. Dựa vào vị trí này, Mỹ Sơn được các vương triều Champa chọn là nơi xây dựng đền thờ, qua hàng chục thế kỷ đã trở thành trung tâm tôn giáo vô cùng quan trọng, là thánh địa hoàng gia của vương quốc. Các công trình đền tháp tại Mỹ Sơn rất đa dạng về kiểu dáng, kiến trúc, lấycảm hứng từ biểu tượng linh thiêng của ngon núi Meru, ngọn núi thiêng, trung tâm của vũ trụ quy tụ các vị thần trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo.

Cách Mỹ Sơn 20 km theo đường quốc lộ ngày nay, hay 10km theo đường chim bay về phíaĐông là kinh thành Simhapura - hay còn gọi là kinh thành sư tử, là kinh đô đầu tiên củavương quốc Champa. Theo bia chú Trung Hoa, thành phố này có từ thế kỷ thứ II, khi vương quốc Champa được hình thành. Kinh thành cổ hiện nay là vùng đất Trà Kiệu thuộc xã Duy Sơn, Duy Xuyên. Hiện còn lại rất nhiều dấu tích về một kinh thành xưa với rất nhiều di tích, di vật. Kinh đô của vương quốc được chọn ở một thế đất nằm bên dòng sông thiêng Thu Bồn, là trung tâm quyền lực của vua chúa Champa.

Các nhà khoa học cho rằng nền văn minh Champa khởi nguồn gắn liền với dòng sông thiêng Thu Bồn. Nơi cuối dòng sông này là trung tâm thương mại, buôn bán của cả vùng đất và vương quốc. Thương cảng Đại Chiêm từng phát triển và thịnh vượng của vương quốc. Các cuộc khai quật, nghiên cứu tại Hội An còn cho thấy có rất nhiều những dấu tích về nền văn minh Champa từng phát triển rực rỡ tại vùng thương cảng này.

Sức hấp dẫn, giá trị đặc biệt của Khu di tích Mỹ Sơn đến từ những giá trị về lịch sử, văn hóa,kiến trúc nghệ thuật của một nền văn minh tồn tại và phát triển lâu đời. Đó là những giá trị trong hàng chục thế kỷ phát triển của nền văn minh Champa đã để lại cho nhân loại. Theo tư liệu lịch sử, ngôi đền đầu tiên tại thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ IV dưới vương triều Bhadravarman để thờ Linga của thần Siva. Vị thần tối cao, được coi là người sinh ra vương quốc Champa. Chữ viết, kiến trúc còn lại cho thấy vào thế kỷ thứ VII Mỹ Sơn, vua Sambhuvarman đã phục hồi lại ngôi đền đầu tiên và quốc hiệu Champa đã xuất hiện trong bài minh của vua Sambhuvarman. Từ đó về sau, các vị vua sau khi lên ngôi đều cho xây dựng ở Mỹ Sơn những đền tháp mới hoặc tu bổ lại các ngôi đền cũ bị thời gian và chiến tranh hủy hoại. Vì vậy, Mỹ Sơn dần phát triển thành thánh địa của cả vương quốc. Thời kỳ từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ thứ X là giai đoạn Mỹ Sơn được các vương triều Champa xây dựng rất nhiều đền thờ. Trong đó, giai đoạn thế kỷ thứ X được xem là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất với rất nhiều kiến trúc còn lại ngày nay tại Mỹ Sơn. Nhiều phong cách kiến trúc nghệ thuật định hình trong thời gian này, trong đó nổi bật là Mỹ Sơn A1 và Mỹ Sơn E1.

Tại khu tháp B-C-D hiện nay còn lại những công trình kiến trúc xây dựng vào thế kỷ thứ X nhưtháp C1, B5, D1, D2… Kiến trúc điêu khắc trong giai đoạn này cũng phản ánh sự giao thoa và hội nhập văn hóa từ bên ngoài. Tuy nhiên, từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII (năm 1234) công trình kiến trúc bằng đá B1 được hình thành, đây cũng là ngôi đền duy nhất được xây dựng theo vật liệu mới của nền kiến trúc nghệ thuật đền thờ Chăm, khẳng định thể hiện sự giao thoa văn hóa Ăngko đến nền văn minh Champa. Từ thế kỷ XIII, vùng đất thờ cúng của vương quốc Champa không còn là Mỹ Sơn. Kinh đô và trung tâm tôn giáo được chuyển vào phía Nam. Mỹ Sơn đã có thời gian bị lãng quên với hàng thế kỷ trôi qua và ít được nhắc đến, thiên nhiên và thời gian đã hủy hoại rất nhiều những kiến trúc quan trọng.

Vào thế kỷ XIX, người Pháp đã phát hiện ra Mỹ Sơn trong tình trạng  đỗ, hư hỏng, những cây cổ thụ đã xâm thực ảnh hưởng vào di tích, phải mất nhiều năm côngtác phát lộ, khảo cổ, đo vẽ mới được thực hiện xong. Theo đó, Mỹ Sơn có 72 đền thờ, được chia thành 13 nhóm tháp. Trong đó khu tháp B-C-D (gọi là tháp Chợ) có 27 công trình. Khu tháp A, A’ (tháp Chùa) gồm 17 kiến trúc, khu E, F (Hố Khế) có 12 kiến trúc, Nhóm tháp G có 5 kiến trúc, nhóm H có 4 kiến trúc, nhóm tháp K có 1 kiến trúc, nhóm tháp L, N, O mỗi nơi 1

Ngày nay, Mỹ Sơn là kho tàng với những tuyệt tác kiến trúc, những giá trị văn hóa đặc sắc, những kiến thức trong khoa học xây dựng, vật liệu. Trong đó, những bí ẩn về kỹ thuật xây dựng và vật liệu đã tốn nhiều thời gian nghiên cứu của các nhà khoa học, kích thích sự khám phá của du khách tham quan. Các nhà khoa học cho rằng đã có những tính toán về toán học, vật lý học… trong cách xây dựng, bố trí công trình. Hiện nhiều công trình đã mất hoặc sụp đổ các góc cạnh, mái, đỉnh đền… Điều này, làm giảm đi một phần đáng kể giá trị nghệ thuật của

Khu đền tháp Mỹ Sơn còn là vùng đất của những cảnh quan thiên nhiên độc đáo, của mối liên kết nhữngtầng văn hóa Chăm - Việt trên vùng đất của tiểu quốc Amarapati, với các di tích Chăm kenđặc dọc bên bờ Nam sông Thu Bồn. Của những mối liên hệ và sự gắn kết với các di tích quốc gia trong vùng như Trà Kiệu, hay di tích lăng Bà Thu Bồn… Một nền nghệ thuật tạo hình và những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo cần được đánh thức. Đó là những giá trị tạo dựng nên nền tảng vững chắc cho công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị của Khu di tích này.