An Ninh Quốc Phòng Là Gì

An Ninh Quốc Phòng Là Gì

An ninh quốc phòng là việc bảo vệ lãnh thổ, quyền lợi, chủ quyền của quốc gia khỏi các đối tượng xâm lược, tấn công và các mối đe dọa khác từ bên ngoài.

An ninh quốc phòng là việc bảo vệ lãnh thổ, quyền lợi, chủ quyền của quốc gia khỏi các đối tượng xâm lược, tấn công và các mối đe dọa khác từ bên ngoài.

Quyền và trách nhiệm của công dân về quốc phòng và an ninh

1. Tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.

2. Tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, hành vi lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

3. Phát hiện, kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.

4. Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi gần nhất.

5. Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.

6. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

2. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Công dân được tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; giáo dục quốc phòng và an ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.

4. Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

5. Công dân bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Trong giáo dục quốc phòng và an ninh, công dân có quyền và trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nắm vững kiến thức quốc phòng và an ninh. Người tham gia giáo dục quốc phòng và an ninh được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Bạn cần tư vấn hay tìm hiểu thêm, hãy liên hệ với Luật Hoàng Anh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢ và TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.

Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều các doanh nghiệp nước và nước ngoài, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu cầu của bạn trong thời gian nhanh nhất.

Quốc phòng là hoạt động tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng vệ của một quốc gia, nhằm bảo vệ, ngăn chặn mọi nguy cơ xâm lược từ bên ngoài vào. Cơ quan tối cao của nhà nước chuyên đặc trách các vấn đề quốc phòng là Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là chức vụ nắm giữ vai trò cao nhất.

Quốc phòng là hoạt động đảm bảo an toàn và tồn vong của một quốc gia dân tộc. Quốc phòng được phản ánh như hoạt động chính đáng và hợp pháp của một quốc gia. Thông thường luật pháp quốc tế không công nhận tán công trước biện minh phòng vệ, nhưng dễ dàng được đồng thuận khi một quốc gia bị tấn công từ bên ngoài, họ được quyền tự vệ chính đáng, bao gồm một cuộc phản công trả đũa. Năm 1979, Việt Nam đã thực hiện phản công trong chiến tranh Tây Nam, đánh bại hoàn toàn Khmer Đỏ.

Liên Hiệp quốc công nhận quyền tự vệ, Chương VII, Điều 51 của HIến chương Liên hiệp quốc

Điều 51: Không có điều nào trong Hiến chương hiện hành làm giảm quyền sở hữu tập thể hoặc tự vệ cá nhân nếu một cuộc tấn công vũ trang xảy ra chống lại một thành viên của Liên hợp quốc, cho đến khi Hội đồng Bảo an thực hiện các biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Các biện pháp của các thành viên trong việc thực hiện quyền tự vệ này sẽ được báo cáo ngay cho Hội đồng Bảo an và không ảnh hưởng đến quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng Bảo an theo Điều lệ hiện hành bất cứ lúc nào cần thiết để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế.

Một số quốc gia có quy mô diện tích và dân số nhỏ, thường có những thỏa thuận ủy thác quốc phòng cho một nước khác có sức mạnh quân sự, bao gồm láng giềng. Hoặc, họ thường chọn chính sách trung lập.

Quốc phòng chính là công cuộc sử dụng sức mạng của toàn dân tộc để xây dựng, giữ nước. Lực lượng vũ trang của cả nước đều được xây dựng dưa trên cơ sở nòng cốt là sức mạnh cũng với phương châm do dân, vì dân và của dân. Cùng với đó là sức mạnh quốc phòng của đất nước ta đều được xây dựng trên nguồn vật lực, nhân lực cùng với sự tự chủ tự cường và tinh thần toàn diện của toàn dân.

Khi quốc phòng của một quốc gia vững mạnh thì cũng là lúc giữ vững được sự ổn định đất nước, hòa bình và không bị đánh bại bởi những kẻ xấu có ý đồ xâm lược, phản động.

Còn An ninh, là từ được sử dụng để nói lên trạng thái bình yên, sự ổn định cũng như vững chắc của chế độ chính trị của một quốc gia. Sâu xa hơn thì nó là sự nghiệp của toàn dân, do dân thực hiện. An ninh Tổ quốc được bảo vệ dưới sự kết hợp giữa nhân dân cùng với nghiệp vụ của lực lượng an ninh nhân dân chuyên trách, đạp tan được những âm mưu cũng như hành động không lành mạnh như phản động, xâm phạm, phạm pháp… gây mất trật tự an ninh xã hội.

An ninh nhân dân của một quốc gia có nhiệm vụ đấu tranh và không ngừng củng cố sức mạnh cho sự phát triển cho đất nước, từ sự đoàn kết, tinh dần dân tộc và vật chất được xây dựng dựa trên nền an ninh vững chắc.

Như vậy, Quốc phòng an ninh chính là hai yếu tố cần phải được xây dựng một cách ổn định, vững chắc. Khi kết hợp giữa an ninh cùng với quốc phòng, dường như đã là sự hiển nhiên, rất khách quan và nó giúp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước được hoàn thiện hơn. Mặc dù là hai phạm trù phát triển độc lập những lại cùng có mục tiêu chung, cùng nhau hỗ trợ và thúc đẩy nhau, nhằm mang lại cuộc sống bình yên, hòa bình và văn minh cho người dân.

nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh

Nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm:

1. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên, người học trong các trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

2. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư;

3. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân.

nguyên tắc giáo dục quốc phòng và an ninh

Nguyên tắc giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm:

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

2. Giáo dục quốc phòng và an ninh là trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

3. Kết hợp giáo dục quốc phòng và an ninh với giáo dục chính trị tư tưởng, phổ biến, giáo dục pháp luật và gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.

4. Giáo dục toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm bằng các hình thức phù hợp; kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành.

5. Chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh phải phù hợp với từng đối tượng, đáp ứng kịp thời tình hình thực tế.

6. Bảo đảm bí mật nhà nước, tính kế hoạch, kế thừa, phát triển, khoa học, hiện đại, dễ hiểu, thiết thực và hiệu quả.