Do dịch COVID-19 bùng phát trở lại nên các địa phương trên địa bàn tỉnh siết chặt quản lý người dân về quy định bắt buộc phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng khẩu trang của người dân lại tăng đột biến. Tuy nhiên, ghi nhận tại các nhà thuốc trên địa bàn tỉnh, mặt hàng khẩu trang khá dồi dào, giá cả ổn định, không có hiện tượng khan hàng, sốt giá.
Do dịch COVID-19 bùng phát trở lại nên các địa phương trên địa bàn tỉnh siết chặt quản lý người dân về quy định bắt buộc phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng khẩu trang của người dân lại tăng đột biến. Tuy nhiên, ghi nhận tại các nhà thuốc trên địa bàn tỉnh, mặt hàng khẩu trang khá dồi dào, giá cả ổn định, không có hiện tượng khan hàng, sốt giá.
5 thập kỷ trước, Sư phạm là ngành học hot ở Mỹ, được nhiều sinh viên lựa chọn theo học. Theo đó, cứ 5 sinh viên tốt nghiệp tại Mỹ thì 1 người có bằng cử nhân trong lĩnh vực giáo dục. Việc đào tạo số lượng lớn sinh viên ngành Sư phạm đã cung cấp nguồn nhân lực quan trọng cho các trường học trên khắp nước Mỹ.
Tuy nhiên, ngày nay, rất ít sinh viên Mỹ lựa chọn học sư phạm.
Dữ liệu từ Trung tâm Thống kê Giáo dục quốc gia Mỹ cho thấy, kể từ năm 1970, số lượng sinh viên đại học đã tăng 150% nhưng số lượng bằng cử nhân giáo dục giảm gần 50%, mức giảm sâu hơn các ngành như Tiếng Anh, Văn học và Ngoại ngữ.
Thay vào đó, những ngành nghề được nhiều sinh viên Mỹ lựa chọn gồm Kinh doanh, Kỹ thuật, Nghệ thuật thị giác và biểu diễn.
Trong khi đó, các trường học ở tất cả 50 tiểu bang ở Mỹ đều ghi nhận tình trạng thiếu giáo viên trong ít nhất một môn học vào năm 2022.
Việc chuyển hướng khỏi nghiên cứu giáo dục thể hiện sự thay đổi lớn trong mục tiêu nghề nghiệp và nguyện vọng của sinh viên Gen Z so với các thế hệ trước. Điều này cũng cho thấy những thay đổi cơ bản về kinh tế và xã hội đã làm thay đổi nước Mỹ kể từ những năm 1970.
Các chuyên gia giáo dục cho rằng, so với 5 thập kỷ trước, phụ nữ từng chiếm phần lớn trong nhân lực ngành giáo dục, hiện nay có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn. Ngoài ra, lương thấp và sự tôn trọng ngày càng giảm của xã hội đối với nghề giáo cũng là nguyên nhân ngành Sư phạm khan hiếm người học.
Nicole Smith, Giáo sư Kinh tế tại Trung tâm Giáo dục và Lực lượng lao động của Đại học Georgetown, Mỹ cho biết: "Trước đây, tại Mỹ, phụ nữ có xu hướng theo đuổi sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi".
Vào những năm 1960 và 1970, phụ nữ thường làm việc trong các lĩnh vực được coi là thuộc về phái nữ và liên quan đến chăm sóc như: điều dưỡng, giảng dạy và công tác xã hội.
Theo Chris Torres, Phó Giáo sư tại Trường Giáo dục Gia đình Marsal thuộc Đại học Michigan, Mỹ, giáo viên từng được coi là là một nghề nghiệp lý tưởng cho phụ nữ, đặc biệt là đối với những người đã lập gia đình. Bởi làm giáo viên sẽ có thời gian nghỉ hè và có các dịp nghỉ khác trong năm.
"Giờ đây, khi cơ hội nghề nghiệp rộng mở, sẽ ngày càng ít phụ nữ có trình độ học vấn cao lựa chọn làm giáo viên", Phó Giáo sư Chris Torres nói thêm.
Ngoài ra, các chuyên gia nhấn mạnh rằng, mức lương của giáo viên tương đối thấp so với những nghề khác là một nguyên nhân lớn dẫn đến lý do sinh viên Mỹ không còn quan tâm đến ngành Sư phạm. Trong khi đó, để sở hữu tấm bằng đại học ngày nay phải tốn rất nhiều công sức và tiền bạc so với năm 1970.
Theo Viện Chính sách Kinh tế, giáo viên Mỹ thường được trả lương thấp hơn so với các đồng nghiệp có trình độ đại học. Xu hướng này ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong vài thập kỷ qua.
Cụ thể, các giáo viên trường công lập hiện kiếm được ít hơn khoảng 24% so với các chuyên gia có trình độ đại học khác. Đây là mức chênh lệch lớn nhất kể từ năm 1979.
Bên cạnh đó, Qudsia Saeed, sinh viên năm thứ 4 chuyên ngành Giáo dục tại Đại học Mỹ ở Washington, cho biết: "Các xu hướng xã hội gần đây cũng đang làm giảm ham muốn học tập của sinh viên đại học, bao gồm cả đại dịch COVID-19 và sự thiếu tôn trọng của xã hội đối với giáo viên".
Qudsia Saeed chia sẻ rằng, mặc dù cha mẹ cô là những người làm việc trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, họ không ủng hộ cô theo học ngành Sư phạm bởi cha mẹ cô đã trải qua những khó khăn khi làm việc trong lĩnh vực giáo dục và kiệt sức vì nó.
Hiện tại, Qudsia Saeed hy vọng rằng, chính sách đối với nghề giáo viên cần phải đa dạng hơn. Mặc dù về lâu dài, Qudsia Saeed đang cân nhắc chuyển sang ngành Chính sách hoặc Luật giáo dục.
Theo một cuộc khảo sát tại Đại học Chicago, chỉ có khoảng 18% người Mỹ ủng hộ con cái trở thành giáo viên. Các lý do được đưa ra là bởi: lương thấp, thiếu nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của sinh viên và khối lượng công việc giáo viên phải đảm nhiệm là quá nhiều.