Tăng Trưởng Kinh Tế Asean 2022 Là Bao Nhiêu Tháng

Tăng Trưởng Kinh Tế Asean 2022 Là Bao Nhiêu Tháng

Tăng trưởng kinh tế là gì? Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 ở Việt Nam sẽ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Tăng trưởng kinh tế là gì? Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 ở Việt Nam sẽ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 ở Việt Nam sẽ là bao nhiêu?

Quốc hội ban hành Nghị quyết 103/2023/QH15 ngày 09/11/2023 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Trong đó, Nghị quyết đã đặt ra các chỉ tiêu cần đạt được trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 như sau:

- Tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,0 - 6,5%;

- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 đô la Mỹ (USD).

- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1 - 24,2%.

- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4,0 - 4,5%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8 - 5,3%.

- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,5%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 69%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 28 - 28,5%.

- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm trên 1%.

- Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 13,5 bác sĩ.

- Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32,5 giường bệnh.

- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,1% dân số.

- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 80%.

- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.

- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.

Được biết, Nghị quyết 103/2023/QH15 thể hiện mục tiêu tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.

Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách; khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển các loại thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững; nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược trọng điểm, quan trọng quốc gia.

Quan tâm phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế ngang tầm với phát triển kinh tế; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Chăm lo các đối tượng chính sách;...

Xem thêm tại Nghị quyết 103/2023/QH15 ban hành 09/11/2023.

Đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo nhận định về tiềm năng của kinh tế số Đông Nam Á cũng như Việt Nam, vừa được Ngân hàng HSBC Việt Nam công bố.

Theo HSBC Việt Nam, hàng loạt các khoản đầu tư với quy mô không nhỏ cho lĩnh vực công nghệ số rót vào ASEAN gần đây đã thu hút sự chú ý. Khu vực này đã trở nên sành sỏi về công nghệ hơn trong 2 thập kỷ qua, trong đó, Việt Nam rõ ràng có vị trí nổi bật.

Dẫn lại thông tin từ báo cáo về kinh tế điện tử của Đông Nam Á (e-Conomy SEA), HSBC cho biết, năm ngoái, Việt Nam là nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất ở ASEAN, với tiềm năng trở thành nền kinh tế số có quy mô lớn thứ nhì vào năm 2030.

"Với nền tảng quy mô tiêu dùng lớn và số lượng người sử dụng Internet gia tăng, tiềm năng trong nền kinh tế số của Việt Nam là điều dễ hiểu", HSBC lý giải.

Mặc dù vậy, vẫn còn đó những thách thức. Chẳng hạn, làm thế nào để nâng cao hiểu biết về số hóa tiếp tục là một ưu tiên.

Điều đáng khích lệ là Chương trình Chuyển đổi số quốc gia cho thấy một ví dụ mà trong đó khối tư nhân tìm kiếm cơ hội đóng vai trò tích cực hỗ trợ chuyển đổi số cho nền kinh tế.

Trong khi đó, làm cách nào để đảm bảo bổ sung năng lượng cần thiết để tiếp sức cho đà tăng trưởng này lại là một thử thách khác, thể hiện rõ trong trường hợp của các trung tâm dữ liệu.

Nửa đầu năm 2024 đang dần khép lại, Việt Nam vẫn duy trì tiến độ phục hồi với yếu tố dẫn đầu là các lĩnh vực bên ngoài. Mặc dù vậy, sự phục hồi không hoàn toàn diễn ra trên diện rộng, trong đó, lĩnh vực điện tử đang dẫn đầu.

Sự sôi động trong đầu tư liên quan đến công nghệ số đang diễn ra ở Đông Nam Á. Mới đây, Microsoft công bố nhiều khoản đầu tư tại Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Còn ở Việt Nam, Alibaba dự định xây một trung tâm dữ liệu nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng về công nghệ số. Với sự quan tâm lớn dành cho nền kinh tế số đang lên của Việt Nam.

"Với dân số hơn 100 triệu người và tỷ lệ trong độ tuổi lao động gần 70%, chúng tôi nhìn thấy tiềm năng mạnh mẽ đối với tiêu dùng công nghệ số của Việt Nam.

Theo báo cáo về kinh tế điện tử của Đông Nam Á( e-Conomy SEA) năm 2023, Việt Nam là nền kinh tế số phát triển nhanh nhất ở ASEAN với tốc độ tăng trưởng ấn tượng là 20%", báo cáo HSBC viết.

Xét về tổng giá trị giao dịch (gross merchandise value – GMV), Việt Nam có tiềm năng để trở thành thị trường công nghệ số lớn thứ nhì khu vực vào năm 2030, chỉ đứng sau Indonesia chuyên gia ngân hàng HSBC kỳ vọng sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi hệ sinh thái thương mại điện tử đang phát triển được hỗ trợ bởi tập khách tiêu dùng đang gia tăng.

Không chỉ có thuận lợi về nhân khẩu học, sự gia tăng nhanh chóng số lượng người dùng internet của Việt Nam cũng giúp mở rộng thị trường công nghệ số ở đây.

Hiện nay, Việt Nam có gần 80% dân số sử dụng internet nhờ tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh đã tăng hơn gấp đôi so với cách đây một thập kỷ.

Tuy nhiên, mặc dù số lượng người dùng internet tăng trưởng đáng kể, mức độ ứng dụng công nghệ số trong một số lĩnh vực lại chậm lại phía sau.

Theo dữ liệu năm 2021- 2022 của World Bank, Việt Nam đi sau Singapore, Thái Lan và Malaysia về sử dụng các giải pháp thanh toán phi tiền mặt, mặc dù nỗ lực chuyển dịch sang thanh toán số đã tăng tốc từ đó tới nay.

Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số có nhiều cơ hội để triển khai trong nhiều lĩnh vực bên cạnh tiêu dùng. Chẳng hạn như: Thương mại vẫn còn là một ngành sử dụng giấy tờ tương đối nhiều. Điều đó có thể gây tăng chi phí và chậm trễ, tạo ra tắc nghẽn trong dòng chảy thương mại.

Cổng thông tin một cửa quốc gia, một hệ thống trực tuyến phục vụ giải quyết thủ tục hành chính về thương mại giữa doanh nghiệp và chính phủ, ngày càng được sử dụng nhiều hơn, dẫn đến nhiều cải thiện rõ rệt về hiệu quả thông quan nhưng vẫn còn một số tồn tại.

Chẳng hạn, việc sử dụng chữ ký điện tử vẫn còn hạn chế, đồng nghĩa với một số thủ tục vẫn cần giải quyết bằng giấy tờ. Các biện pháp ứng dụng số hóa khác trong thương mại cho thấy dư địa để chuyển dịch sang hành chính không giấy tờ.

Mặc dù vậy, một phần khó khăn bắt nguồn từ tỷ lệ người dân hiểu biết về công nghệ còn thấp, làm chậm quá trình phổ biến công cụ số và hạn chế việc sử dụng hiệu quả các công cụ này. Xét về kỹ năng và nhân tài trong lĩnh vực số hóa, Việt Nam đang đi sau các nước khác, hạn chế cơ hội tận dụng lợi thế của số hóa.

Điều đáng khích lệ là Chính phủ nhận thức rất rõ những thách thức này và đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ chuyển đổi số của nền kinh tế.

Theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam hướng tới xây dựng 3 trụ cột gồm: chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Theo đó, Chính phủ đã đề ra một số mục tiêu tham vọng trong những năm gần đây, bao gồm tới năm 2030, giải quyết trực tuyến toàn bộ hồ sơ thủ tục hành chính.

Chiến lược quốc gia này đã mở ra nhiều cơ hội trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể, tỷ lệ hiểu biết về số hóa còn tương đối thấp ở nhóm cư dân nông thôn và trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đến cuối năm 2021, Việt Nam có hơn 27.000 hợp tác xã nông nghiệp nhưng mới chỉ khoảng 2.000 trong số đó ứng dụng "công nghệ cao" và công nghệ số trong sản xuất. Thêm nữa, nhóm này vẫn đặc biệt phụ thuộc nhiều vào các giải pháp tài chính truyền thống.

Theo Đăng Tuấn/thitruongtaichinhtiente.vn

Năm 2022, tăng trưởng kinh tế Mỹ đã giảm tốc, chỉ đạt 2,1%. (Ảnh minh họa - Ảnh: CFP)

Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố số liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tăng 2,9% trong quý IV năm 2022. Đây là quý thứ 2 liên tiếp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng tích cực. Tín hiệu mới này mang lại hy vọng cho nền kinh tế số 1 thế giới khi bước sang năm mới 2023.

Kinh tế Mỹ duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV năm ngoái, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức 3,2% quý trước đó. Trong khi, hai quý đầu năm 2022, kinh tế Mỹ tăng trưởng âm, đã dấy lên đồn đoán về nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ vào cuối năm.

Mức tăng trưởng này nhờ chi tiêu tiêu dùng ổn định, nền kinh tế mở rộng với tốc độ vững chắc và thị trường lao động thắt chặt. Riêng chi tiêu tiêu dùng, vốn chiếm hơn 2/3 GDP của Mỹ, đã tăng 2,1% trong quý IV.

Cũng theo Bộ Thương mại Mỹ, năm 2022, tăng trưởng kinh tế Mỹ đã giảm tốc, chỉ đạt 2,1%, giảm so với mức 5,9% của năm 2021.

Kinh tế Mỹ giảm nhiệt sau khi Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) 7 lần tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Một loạt dữ liệu gần đây cho thấy kinh tế Mỹ đang đứng trước nguy cơ suy thoái. Doanh số bán lẻ giảm, các hộ gia đình thắt chặt hầu bao, thị trường nhà đất suy yếu, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, gánh nặng lãi suất tăng cao… đang là các nhân tố cản đà tăng trưởng nền kinh tế số 1 thế giới.

Bộ Lao động Mỹ cũng vừa công bố số liệu cho thấy, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong tuần từ ngày 14 - 21/1 đã giảm 6.000 đơn xuống còn 186.000 đơn, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm ngoái.

Năm 2023, một số nhà kinh tế vẫn lạc quan một cách thận trọng cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ vượt qua một cuộc suy thoái toàn diện, thay vào đó là một cuộc suy thoái kéo dài, trong đó các lĩnh vực sẽ lần lượt suy giảm chứ không phải tất cả cùng một lúc.

VTV.vn - Kinh tế Mỹ quý IV/2022 tăng trưởng vượt dự báo. Đây là quý thứ hai liên tiếp, kinh tế Mỹ ghi nhận tăng trưởng sau 2 quý suy giảm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Theo dữ liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 30/8, nền kinh tế nước này tăng trưởng với tốc độ 2,1% trong quý 2/2023, cho thấy khả năng phục hồi trước chi phí vay cao hơn đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Dù bị chậm lại do các nỗ lực tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) nhằm kiềm chế lạm phát, nền kinh tế Mỹ vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trong quý 2/2023. Cụ thể, với tốc độ này, GDP quý 2 của quốc gia này tăng trưởng thấp hơn mức dự báo 2,4% mà Bộ Thương mại đưa ra trước đó nhưng cao hơn một chút so với tốc độ 2% ghi nhận được trong quý 1 đầu năm.

Về phần nguyên nhân, AP trích dẫn báo cáo hôm 30/8 của Bộ Thương mại Mỹ cho biết tăng trưởng GDP - tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ - được thúc đẩy bởi sự gia tăng chi tiêu của người tiêu dùng, đầu tư kinh doanh và chi tiêu của chính quyền tiểu bang cũng như địa phương. Thước đo giá tiêu dùng trong báo cáo cũng cho thấy lạm phát đang hạ nhiệt, từ đó giúp giảm áp lực buộc Fed phải tăng lãi suất thêm.

Cụ thể, chi tiêu tiêu dùng, yếu tố chiếm khoảng 70% nền kinh tế Mỹ, đã tăng với tốc độ 1,7% hàng năm trong quý 2 - một mức tăng khả quan dù thấp hơn mức 4,2% trong 3 tháng đầu năm 2023. Một thước đo giá cả trong báo cáo GDP của Bộ Thương mại là chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân đã tăng với tỷ lệ 2,5% hàng năm trong quý 2, thấp hơn so với tốc độ 4,1% trong quý 1 và là mức tăng nhỏ nhất kể từ cuối năm 2020.

Kể từ khi đạt đỉnh 9,1% vào tháng 6/2022, lạm phát so với cùng kỳ năm trước đã giảm đều đặn. Tháng 7 trước đó, tỷ lệ này đạt 3,2% - một sự cải thiện đáng kể mặc dù vẫn cao hơn mục tiêu lạm phát 2% của Fed. Loại trừ chi phí năng lượng và thực phẩm dễ biến động, tỷ lệ lạm phát cơ bản trong tháng 7 khớp với mức tăng hàng tháng nhỏ nhất trong gần 2 năm qua.

Trong khi đó, đầu tư kinh doanh không bao gồm nhà ở đã tăng với tốc độ mạnh mẽ 6,1%. Đầu tư vào nhà ở bị ảnh hưởng bởi lãi suất thế chấp cao hơn nên đã giảm trong quý 2. Nhận định về các dấu hiệu tích cực, ông Eugenio Aleman, nhà kinh tế trưởng tại Raymond James, cho biết: “Tăng trưởng thấp hơn và giá cả tăng yếu hơn là tin tốt cho Cục Dự trữ Liên bang”.

Nhìn chung, nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm 2023 đã tỏ ra rất bền bỉ trước việc Fed liên tục tăng lãi suất nhằm ngăn chặn lạm phát đạt mức cao nhất trong 4 thập kỷ vào năm 2022. Kể từ tháng 3 năm ngoái, Fed đã tăng lãi suất cơ bản 11 lần, khiến việc vay mua mọi thứ từ ô tô, nhà cửa đến mở rộng kinh doanh trở nên đắt đỏ hơn nhiều và khiến nhiều người dự đoán về một cuộc suy thoái sắp tới.

Một thị trường việc làm mạnh kể từ khi Fed bắt đầu tăng lãi suất còn khiến lo ngại này lớn hơn nữa. Tuy nhiên, một báo cáo từ chính phủ Mỹ hôm 29/8 cho thấy các nhà tuyển dụng đăng ít cơ hội việc làm hơn trong tháng 7 và số người bỏ việc đã giảm trong tháng thứ hai liên tiếp, cho thấy rằng người lao động bắt đầu cảm thấy không tự tin trong việc tìm kiếm công việc mới.

Sự kết hợp giữa lạm phát sụt giảm, tăng trưởng kinh tế và việc tuyển dụng chậm hơn nhưng ổn định đã làm dấy lên hy vọng về việc Fed có thể khắc phục tình trạng lạm phát cao mà không gây ra một cuộc suy thoái.