Những Nước Trả Lương Giáo Viên Cao Nhất Thế Giới

Những Nước Trả Lương Giáo Viên Cao Nhất Thế Giới

Giấy phép thành lập Hội Kỷ lục gia Việt Nam số 959/QĐ-BNV do Bộ Nội vụ cấp ngày 23/8/2013

Giấy phép thành lập Hội Kỷ lục gia Việt Nam số 959/QĐ-BNV do Bộ Nội vụ cấp ngày 23/8/2013

Thủ tướng nước nào có mức lương cao nhất thế giới?

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Luxembourg trả lương giáo viên cao nhất, trong khi ở châu Á, Trung Quốc và Việt Nam đứng cuối trong một nghiên cứu về lương trung bình nghề này so với GDP bình quân.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) định nghĩa lương của giáo viên là tổng tiền lương trung bình theo thang lương chính thức, trước khi trừ thuế.

Dữ liệu gần đây nhất của tổ chức này cho thấy Luxembourg đứng đầu bảng, là nước trả lương cho giáo viên cao nhất. Hàn Quốc và Nhật Bản cũng nằm trong nhóm những quốc gia có lương giáo viên cao.

Giáo viên tiểu học có 15 năm kinh nghiệm ở Luxembourg được trả lương trung bình 101.000 USD mỗi năm (khoảng 2,3 tỷ đồng). Các đồng nghiệp Mỹ có mức lương gần 62.100 USD, sau Đức, Canada, Hà Lan, Australia và Ireland. Giáo viên trung học có kinh nghiệm tương tự nhận được nhiều hơn một chút, khoảng 109.200 USD ở Luxembourg và 65.200 USD ở Mỹ.

Giáo viên trung học ở thành phố Seoul, Hàn Quốc, giảng bài trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, hôm 9/4/2020. Ảnh: AP

Trước đó, năm 2019, ValueChampion, trang phân tích tài chính nổi tiếng có trụ sở tại Singapore, thực hiện một nghiên cứu về lương trung bình của giáo viên phổ thông hoặc trung học ở 16 quốc gia và vùng lãnh thổ (ở khu vực châu Á Thái Bình Dương và Mỹ, Pháp).

Dữ liệu đến từ các trang liên quan đến nghề nghiệp như Glassdoor, Jobsalary và Payscale cùng báo cáo tin tức, nghiên cứu do OECD, UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc) và quỹ từ thiện Varkey Foundation thực hiện. Đối với GDP bình quân đầu người, ValueChampion dựa vào dữ liệu của IMF (Quỹ tiền tệ Quốc tế).

Một con số đơn giản về thu nhập không hoàn toàn phản ánh được lương của giáo viên so với phần còn lại của xã hội. Do đó, ValueChampion đã so sánh lương giáo viên trung bình với GDP bình quân đầu người của mỗi quốc gia.

Dựa vào kết quả này thì Hàn Quốc đang là nước có chính sách chi trả cho giáo viên tốt nhất ở châu Á. Trung bình một giáo viên trung học Hàn kiếm được 54.740 USD mỗi năm, tương đương 175% GDP bình quân đầu người của cả nước.

Giáo viên ở Ấn Độ nhận được 3.500-5.000 USD mỗi năm. Giáo viên tại các trường công lập nước này kiếm được nhiều hơn, khoảng 8.000 USD. Con số có vẻ thấp so với các quốc gia khác, nhưng vẫn cao gấp 1,73 GDP bình quân đầu người của nước này.

Việt Nam đứng cuối về thu nhập của giáo viên trung học phổ thông, tính theo GDP bình quân đầu người, trong nghiên cứu do ValueChampion thực hiện. Các nước và vùng lãnh thổ trong biểu đồ (từ trái sang): Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, Philippines, New Zealand, Australia, Macao, Hong Kong, Indonesia, Đài Loan, Mỹ, Pháp, Singapore, Trung Quốc và Việt Nam.

Thái Lan xếp thứ ba, khoảng 12.000 USD mỗi năm, gấp 1,7 lần GDP trên bình quân đầu người. Thái Lan đã có một loạt cải cách giáo dục trong thập kỷ qua và mức lương này có thể phản ánh phần nào nỗ lực đó.

Tuy nhiên, theo Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu của UNESCO, hệ thống giáo dục của Thái Lan vẫn đối mặt với một số thách thức lớn như tỷ lệ hoàn thành giáo dục trung học cơ sở là 85%.

Nghiên cứu cũng chỉ ra ba quốc gia có mức lương giáo viên thấp. Việt Nam xếp cuối, với lương trung bình gần 1.800 USD một năm, tương đương 70% GDP bình quân đầu người của cả nước.

Trong khi đó, bất chấp thành công trong lĩnh vực học thuật khi thường đào tạo ra những học sinh đứng đầu thế giới về các cuộc thi toán và khoa học, giáo viên Trung Quốc chỉ kiếm được hơn 7.000 USD một năm, khoảng 76% GDP bình quân đầu người.

Singapore được biết đến là quốc gia thành công trong giáo dục nhưng giáo viên của họ kiếm được xấp xỉ 80% GDP bình quân đầu người. Tuy nhiên, họ đang nhận được thu nhập tương đối cao xét về con số tuyệt đối, trung bình 50.331 USD, theo Chỉ số Tình trạng Giáo viên Toàn cầu của Quỹ Varkey 2018.

Bình Minh (Theo OECD, CNBC, ValueChampion)

Mặc dù còn nhiều yếu tố khác tác động tới đời sống của người dân như phúc lợi xã hội, chi phí sinh hoạt, thuế thu nhập…nhưng có một điều ít ai có thể phủ nhận đó là lương bình quân ở đâu nào càng cao, càng nhiều người muốn tới đó sinh sống. Sau đây là 10 nước đang có mức lương bình quân cao nhất thế giới.

Tại Hà Lan, thu nhập bình quân năm của người

nước này là 47.056 USD. Mặc dù mức thuế thu nhập và các khoản giảm trừ thu nhập khác khá cao, lên tới 37,8%, mức thu nhập khả dụng của người lao động nước này vẫn đạt 29.269 USD.

Tại đây, các ngành thực phẩm, đồ điện, máy móc, hóa chất và dịch vụ du lịch chính là thế mạnh. Hà Lan cũng sở hữu cảng biển lớn nhất thế giới tại Rotterdam và có vị trí chiến lược khi nằm giữa các thị trường Anh và Đức.

Hiện Hàn Quốc chính là nước trả lương cao nhất châu Á. Hàng năm mỗi lao động tại nước này được nhận bình quân 35.406 USD trong khi mức giảm trừ thuế thu nhập và các khỏan khác chỉ là 12,3%, khiến thu nhập khả dụng của lao động Hàn Quốc đạt 31.051 USD, tăng 1341 USD so với năm trước.

Hàn Quốc hiện là nhà xuất khẩu lớn thứ 6 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 10 thế giới. Đây cũng là nhà sản xuất điện hạt nhân lớn thứ 5 thế giới, với khoảng 45% sản lượng điện tại nước này đến từ nguồn điện hạt nhân.

Là một nước giàu tài nguyên như dầu mỏ, thủy năng, thủy sản, rừng và khoáng sản, Na-uy có hệ thống chăm sóc y tế công cộng hoàn toàn miễn phí. Chính phủ Na-uy nắm cổ phần lớn ở hầu hết các ngành then chốt. Trung bình mỗi năm, tổng thu nhập mỗi người lao động nươc snày nhận được là 43.990 USD. Sau khi khấu trừ các khoản bắt buộc ở mức 29,3%, thu nhập khả dụng của người lao động nước này là 31.101 USD.

Là nước sở hữu nguồn tài nguyên giàu mỏ và khi đốt vô cùng lớn với trữ lượng dầu được tìm thấy nhiều thứ hai thế giới, Canada chính là nhà xuất khẩu ròng năng lượng. Ngoài ra nước này còn là nhà cung cấp nhiều tài nguyên khoáng sản như kẽm, urani, nikel, nhôm và chì. Thu nhập hàng năm của lao động Canada khoảng 42.253 USD với mức khấu trừ bắt buộc là 22,7%.

Là nước rất mạnh về lĩnh vực dịch vụ, mỗi năm ngành công nghiệp không khói này đóng góp tới gần 75% GDP của Anh. Trong đó du lịch là một trong những ngành then chốt bên cạnh tài chính ngân hàng. Mỗi năm người lao động tại đây được trả lương bình quân ở mức 44.743 USD với tỷ lệ giảm trừ bắt buộc là 25,1%. Dù vậy so với năm trước, thu nhập khả dụng của người Anh đã giảm mạnh 1272 USD.

Trong khoảng 10 năm qua, Australia đã tập trung vào ngành xuất khẩu hàng hóa. Điều này đã giúp cán cân thương mại của họ được cải thiện đáng kể. Dù kinh tế thế giới khó khăn, thu nhập bình quân của người lao động tại đây vẫn tăng hơn 800 USD so với năm trước, đạt 44.983 USD. Mức giảm trừ thu nhập bắt buộc tại đây là 22,3%.

Thụy Sỹ từ lâu nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm y tế và dược phẩm, hóa chất và các dụng cụ chính xác cao. Ngoài ra ngành ngân hàng, bảo hiểm và du lịch cũng là thế mạnh của nước này. Năm qua, mức lương bình quân của người lao động tại đây đạt 50.242 USD. Sau khi chi trả các khoản khấu trừ thu nhập bắt buộc ở mức 29,4%, thu nhập khả dụng còn lại vẫn đạt 35.471 USD.

Là trung tâm lớn thứ hai của các qũy đầu tư trên thế giới, chỉ sau Mỹ, lĩnh vực tài chính ngân hàng đóng góp phần lớn vào GDP của Luxembourg. Năm qua, thu nhập bình quân của người lao động tại đây đạt 52.847 USD, cao hơn Ai len. Tuy nhiên, do có mức giảm trừ thu nhập cao hơn, lên tới 28,1%, thu nhập khả dụng của người lao động tại đây chỉ đứng thứ 3, với 37.997 USD/năm, giảm gần 1500 USD so với năm trước.

Là đất nước có nền kinh tế tri thức với trọng tâm là dịch vụ công nghệ cao và công nghiệp, Ai len có lực lượng lao động chất lượng cao trong khi mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp. Trong khi người lao động được trả trung bình 50.764 USD/năm, mức giảm trừ thu nhập bắt buộc tại nước này chỉ là 18,9%, một trong những mức thấp nhất châu Âu.

Là nền kinh tế lớn nhất thế giới với nguồn khoáng sản dồi dào, hạ tầng phát triển cao và năng suất lao động cao, Mỹ vừa là nhà nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới vừa là nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Người lao động tại đây trong năm ngoái được trả trung bình 54.450 USD. Sau khi trả các khoản giảm trừ bắt buộc tương đương 22,8%, thu nhập khả dụng họ còn lại vẫn lên tới 42.050 USD, cao nhất thế giới.

Có nước đánh thuế tới 50%, nhưng có những nước thậm chí không áp thuế doanh nghiệp…

Cuối tuần trước, các bộ trưởng bộ tài chính thuộc nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) đã đạt thoả thuận về thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15%.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen nói rằng thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu sẽ chấm dứt “cuộc đua xuống đáy về thuế doanh nghiệp” và “đảm bảo sự bình đẳng cho tầng lớp trung lưu và người lao động ở Mỹ và trên toàn thế giới”.

Trong suốt nhiều năm, chính phủ của các nền kinh tế lớn đã gặp nhiều khó khăn trong việc thu thuế đầy đủ từ các công ty đa quốc gia lớn có hoạt động trải rộng ở nhiều quốc gia, trong đó có những tập đoàn công nghệ khổng lồ như Facebook và Google. Để phải nộp thuế ít đi, các công ty đa quốc gia thường công bố lãi – từ những nguồn vô hình như phần mềm và bằng sáng chế - tại những quốc gia và vùng lãnh thổ có mức thuế thấp, cho dù lợi nhuận đó đến từ những nơi khác. Cách làm này giúp họ tránh được thuế suất cao tại quốc gia quê nhà.

Thoả thuận của G7 phù hợp với nỗ lực toàn cầu về cập nhật các quy định về thuế. Dự kiến, thoả thuận sẽ được mang ra thảo luận thêm tại cuộc họp của nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G-20) vào tháng tới.

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), một nhóm liên chính phủ của các nước giàu, cũng đã đàm phán về thuế toàn cầu trong mấy năm qua. OECD kỳ vọng rằng một mức thuế toàn cầu tối thiểu sẽ đóng góp phần lớn vào số thuế 50-80 tỷ USD mà các công ty đa quốc gia rốt cục sẽ phải nộp thêm hàng năm.

Nhìn chung, các quốc gia ở châu Phi và Nam Mỹ là những nước có thuế suất doanh nghiệp cao hơn so với nhiều nước ở châu Âu và châu Á – theo dữ liệu từ tổ chức nghiên cứu Tax Foundation có trụ sở ở Washington, OECD, và công ty tư vấn KPMG. Nhiều trong số những nước có thuế suất thấp là những nước nhỏ như Bulgaria hay Liechtenstein.

Những quốc gia và vùng lãnh thổ có thuế suất thuế doanh nghiệp theo luật định cao nhất thế giới năm 2020. (*Comoros có thuế suất bình thường là 35%, nhưng đối với những doanh nghiệp có sự tham gia của nhà nước, thuế suất sẽ là 50% nếu doanh thu vượt 500 triệu Franc Comoros).

Có khoảng 15 quốc gia không áp thuế doanh nghiệp, trong đó phải kể tới những đảo quốc như Bermuda, Cayman Islands, và British Virgin Islands. Những nước này đều được gọi là “tax havens” (tạm dịch: “nơi trú ẩn khỏi thuế”), thường được các công ty lớn chuyển lợi nhuận tới nhằm mục đích nộp thuế ít đi.

Những nước này hưởng lợi từ việc làm do các công ty đa quốc gia mang đến, chủ yếu là trong ngành dịch vụ pháp lý và kế toán. Nhiều “tax havens” cũng kiếm được những khoản phí từ các công ty lớn tới mở chi nhánh.

Những quốc gia và vùng lãnh thổ có thuế suất thuế doanh nghiệp theo luật định thấp nhất thế giới năm 2020 (không tính những quốc gia và vùng lãnh thổ không áp thuế doanh nghiệp).

Ông Daniel Bunn, Phó chủ tịch phụ trách dự án toàn cầu thuộc Tax Foundation, nói với hãng tin CNBC rằng các “tax havens” tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư vào các quốc gia có mức thuế cao hơn. Bởi vậy, việc áp dụng thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu sẽ làm gia tăng chi phí của những khoản đầu tư đó, dẫn tới “một sự thụt lùi đôi chút về kinh tế”.

Theo ông Bunn, vẫn còn nhiều câu hỏi quanh việc thuế tối thiểu sẽ được áp dụng như thế nào và phần thu nhập nào của doanh nghiệp sẽ bị đánh thuế tối thiểu này. Ngoài ra, ông cũng nói, các “tax havens” có thể không biến mất hoàn toàn.

“Hiện chưa rõ mọi chuyện sẽ đi về đâu sau vài năm nữa”, ông Bunn nói. “Vẫn còn nhiều cơ hội để trốn hoặc tránh thuế hoặc các quốc gia khác nhau điều chỉnh quy định theo hướng có lợi cho mình”.

Nguồn bài viết: https://cafebiz.vn/nhung-nuoc-co-thue-doanh-nghiep-thap-nhat-va-cao-nhat-the-gioi-20210608184714039.chn