(Bài hát chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 - 2022)
(Bài hát chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 - 2022)
Ngày 17/2/1979 được đánh dấu là thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng biên giới hai nước. Đó là một cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu giữa những “đồng chí”, đồng minh một thời.
Lúc bấy giờ, Việt Nam vừa thống nhất đất nước sau Chiến tranh Việt Nam thì lại phải lâm vào cuộc chiến với Khmer Đỏ ở Campuchia. Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình gọi Việt Nam là “tiểu bá” và rắp tâm “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Chiến tranh nổ ra trên toàn tuyến biên giới vào ngày 19/2/1979, nhưng trước đó, trong tháng 1 và 2 cùng năm, Trung Quốc đã thực hiện hàng trăm vụ xâm phạm vũ trang vào lãnh thổ Việt Nam. Phía Trung Quốc gọi cuộc chiến này là Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến (Chiến tranh tự vệ đánh trả Việt Nam), còn phía Việt Nam thoạt tiên gọi là Cuộc chiến chống bè lũ bành trướng Trung Hoa.
Khi đã hết chiến tranh, trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, trước nhu cầu củng cố quan hệ với Trung Quốc, chính quyền Việt Nam đã tránh làm đậm thông tin cuộc chiến này, tên cuộc chiến cũng đã thay đổi.
Về sau, tên gọi thường được biết đến nhiều nhất là Chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc năm 1979. Tên của “kẻ thù Trung Quốc” cũng ít được nhắc đến một cách chính thức, như cách mà chính quyền Việt Nam hay nhắc tới Pháp, Nhật, Mỹ trong các cuộc chiến trước đó.
Các lễ kỷ niệm cuộc chiến không được tổ chức long trọng, với sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao nhất của trung ương như các “lễ mừng chiến thắng” thường thấy tại Việt Nam.
Trong khi đó, người dân hằng năm vẫn tưởng nhớ, với các hoạt động dâng hương tại Hà Nội và nhiều nơi.
Tinh thần chống Trung Quốc của người dân trong các dịp này thường được chính quyền Việt Nam theo dõi chặt chẽ với sự cảnh giác cao độ để không “bị thế lực thù địch lợi dụng” hoặc “tránh các diễn biến xấu, vượt kiểm soát”.
Trong những năm gần đây, báo chí Việt Nam nhắc đến cuộc chiến này nhiều hơn, với tên gọi “Trung Quốc” được đề cập, nhưng vẫn theo tinh thần chỉ đạo là “tránh làm căng thẳng quan hệ hai nước”.
Cuộc chiến giữa “những đồng chí xã hội chủ nghĩa” Việt Nam và Trung Quốc là một cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu và kỳ lạ, khi cả hai bên đều tuyên bố thắng lợi.
Trước và sau chiến tranh, quan chức hai bên vẫn gọi nhau là “đồng chí”, vẫn ôm nhau như những bằng hữu, huynh đệ.
Chiến tranh biên giới Việt – Trung thường được xác định diễn ra từ ngày 17 tháng 2 đến 16 tháng 3 năm 1979.
Kết thúc, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành các mục tiêu chính trị, quân sự và kinh tế nên chủ động rút lui.
Trong khi đó, phía Việt Nam cho rằng họ đã đánh lùi được Trung Quốc.
Nguồn hình ảnh, AFP/Getty Images
Mỗi bên đưa ra các con số thiệt hại khác nhau, nhưng theo số liệu phương Tây, phía Trung Quốc có khoảng 20.000 – 28.000 người thiệt mạng, Việt Nam có khoảng 20.000 người chết hoặc bị thương.
Trên thực tế, cuộc xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc còn kéo dài suốt thập niên 1980, với các vụ đụng độ giữa bộ binh và các màn pháo kích liên miên giữa hai bên.
Xung đột chỉ thực sự chấm dứt khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1991.
Từ đó đến nay, các mâu thuẫn về lãnh thổ, lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp tục tồn tại.
Tuy nhiên, lãnh đạo hai nước vẫn không ngừng nêu cao luận điệu về tình anh em, đồng chí.
08:49 11/12/2024 80
Đây là hoạt động ý nghĩa dành cho thiếu nhi Việt Nam, nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tổ chức từ ngày 10/12/2024 đến hết ngày 31/3/2025.
Đồng chí Lê Anh Quân, Phó Trưởng ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ và phát triển thiếu nhi Việt Nam phát biểu tại chương trình
Tham dự chương trình có đồng chí Lê Anh Quân, Phó Trưởng Ban Công tác thiếu nhi Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương; đồng chí Hoàng Bảo Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Bưu chính, Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng chí Chu Thị Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc công ty Bưu điện Việt Nam, Chủ tịch Hội tem Việt Nam.
Hội đồng Đội Trung ương đã trao tặng 50 phần quà cho các em thiếu nhi thuộc Liên đội trường THCS Nguyễn Công Trứ
Cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem Bưu chính là hoạt động thường niên, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích dành cho các em đội viên, thiếu nhi từ 8 đến 15 tuổi (lớp 3 đến lớp 9) đang sinh hoạt, học tập trong các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, các Cung thiếu nhi, Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi cả nước.
Tiết mục văn nghệ đặc sắc do các em học sinh trường THCS Nguyễn Công Trứ thể hiện
Tại chương trình, Hội đồng Đội Trung ương đã trao tặng 50 phần quà cho các em thiếu nhi thuộc Liên đội trường THCS Nguyễn Công Trứ, với mong muốn các em luôn gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của tổ chức đội, nuôi dưỡng niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã hy sinh vì độc lập, thống nhất của đất nước.
Để tham gia tốt cuộc thi, các em thiếu nhi cần lưu ý một số điểm quan trọng sau: Bài dự thi phải được trình bày trên khổ giấy A4 hoặc giấy ô ly sạch sẽ, không tẩy xóa, đồng thời trả lời đầy đủ các câu hỏi với ngôn từ dễ hiểu, trong sáng, mạch lạc, và không sử dụng nội dung sao chép.
Bài viết dự thi phải là sáng tác mới, chưa từng được đăng tải trên sách báo, tạp chí hoặc bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào. Ban Tổ chức đặc biệt khuyến khích các bài viết tay, kèm theo việc sưu tầm nhiều tem để minh chứng cho nội dung bài viết; các hình ảnh, tư liệu kèm theo cần đảm bảo tính chính thống và có chú thích rõ ràng.