Hộ chiếu công vụ cấp cho công dân Việt Nam thuộc một trong những diện sau đây:
Hộ chiếu công vụ cấp cho công dân Việt Nam thuộc một trong những diện sau đây:
Bộ đội hay công nhân quốc phòng đều là công dân Việt Nam nên có đầy đủ quyền công dân, ở trong trường hợp này là quyền tự do đi lại của công dân được công nhận tại Điều 23 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và quyền được xuất cảnh khi có đủ điều kiện được quy định tại Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.
Theo đó, Nếu bộ đội, công nhân quốc phòng không thuộc diện bị hạn chế quyền đi lại, cấm xuất cảnh có thể báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền để xin phép được xuất cảnh ra nước ngoài. Bởi vì làm trong ngành mang tính đặc thù riêng liên quan đến quốc phòng của quốc gia nên khi đi ra nước ngoài vì lý do cá nhân thì bộ đội, công nhân quốc phòng phải được sự đồng ý của cấp trên. Nếu cán bộ cấp trên đồng ý và có quyết định cho phép xuất cảnh với lý do cụ thể thì bộ đội, công nhân quốc phòng được quyền ra nước ngoài.
Bộ đội là ngành đặc thù, cần bảo đảm tính bảo mật về quốc phòng, bảo vệ an toàn và an ninh quốc gia nên việc bộ đội, sĩ quan, hay công nhân quốc phòng đi nước ngoài cũng được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ hơn so với những công dân khác thực hiện việc xuất cảnh.
Hiện nay, bộ đội, công nhân quốc phòng được Nhà nước cho phép đi nước ngoài nhưng phải sử dụng hộ chiếu công vụ được quy định dành cho người làm trong lực lượng Quân đội nhân dân Việt, Công an nhân dân. Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 07/VBHN-BCA của Bộ Công an có quy định riêng về hộ chiếu công vụ cấp cho công dân Việt Nam là đối tượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Tuy nhiên việc cấp hộ chiếu công vụ cho những người làm trong lĩnh vực quốc phòng chỉ thực hiện khi bộ đội hoặc công nhân quốc phòng này được cử hoặc cho phép ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Quân đội nhân dân.
Như vậy, không phải trong tất cả các trường hợp thì bộ đội, công nhân quốc phòng được phép đi nước ngoài mà phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền thì bộ đội, công nhân quốc phòng mới có quyền được ra nước ngoài. Bộ đội, công nhân quốc phòng chỉ được cấp hộ chiếu công vụ khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 07/VBHN-BCA như Bộ chính trị Trung ương Đảng, Ban Bí Thư Trung Ương Đảng,… cử đi nước ngoài công tác hoặc làm nhiệm vụ, chức năng liên quan đến lĩnh vực quốc phòng.
Như đã chia sẻ ở trên thì Đối với trường hợp sỹ quan quân đội đang trong thời gian làm việc mà muốn ra nước ngoài thì cần phải được cấp hộ chiếu công vụ do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc cho phép ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của cơ quan đó.
Vì sỹ quan quân đội, làm việc trong quân đội của nhà nước, nên chỉ được cấp hộ chiếu công vụ ra nước ngoài làm việc, nghĩa là đi công tác, học tập, làm việc theo chỉ thị của nhà nước. Trường hợp muốn ra nước ngoài đi du lịch hoặc đi thăm con du học tại nước khác thì bạn cần phải báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền, xin phép về lý do và việc riêng mà mình muốn được ra nước ngoài. Cán bộ cấp trên sẽ xem xét và đưa ra quyết định có được phép xuất cảnh hay không. Nếu được thì sẽ được làm visa hay giấy thông hành thay cho hộ chiếu.
Khi này, sĩ quan quân đội Cần phải lập hồ sơ theo quy định và trình báo lên cấp trên, cán bộ có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết nguyện vọng cho bạn. Tùy thuộc vào các cơ quan quân đội trực thuộc quận, huyện, thành phố khác nhau, sẽ có yêu cầu và quy định về vấn đề xuất cảnh đối với sỹ quan quân đội làm việc tại cơ quan đó, quy định về hồ sơ cũng như xem xét nguyện vọng ra nước ngoài của sĩ quan. Khi đó, hồ sơ cần để ý: Đơn xin đi nước ngoài về việc riêng, nêu rõ lý do, mục đích, thời gian và địa điểm, kinh phí nếu có; văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý đảng viên có thẩm quyền “nếu là đảng viên”; là sỹ quan, quân nhân phục vụ trong cơ quan theo quy định của Bộ Quốc phòng; và một số văn bản khác liên quan (nếu cần)…
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về: Bộ đội có được đi du lịch nước ngoài không? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi qua tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.
Tại ĐBSCL, tỉnh Đồng Tháp vẫn là địa phương đứng trong tốp đầu về số lượng xuất khẩu lao động.
Theo Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Tháp, năm ngoái, UBND tỉnh Đồng Tháp đã giao chỉ tiêu xuất khẩu lao động là 1.000 người/năm. Nhưng chỉ mới 9 tháng trong năm, toàn tỉnh đã có hơn 1.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có nhiều lao động là quân nhân xuất ngũ tham gia. Ước tổng thu nhập mỗi tháng sau khi trừ các chi phí của số lượng lớn lao động này đạt hơn 28 tỷ đồng.
Cùng với các quân nhân chuẩn bị xuất ngũ trước Tết này tại Trung đoàn Bộ binh 320, anh Nguyễn Minh Siêu cho biết hướng đi xuất khẩu lao động ở những nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc v.v.. được xem như “chiếc phao” giúp cho nhiều bạn trẻ có thêm trải nghiệm, vốn sống sau thời gian được rèn luyện trong môi trường quân đội: “Trước đây, đã từng lao động phổ thông nhưng thu nhập không ổn định nên em quyết định đi làm việc ở thị trường Nhật Bản. Qua tìm hiểu được biết tỉnh Đồng Tháp có chủ trương cho vay tín chấp từ 90 đến 100% chi phí xuất cảnh để hỗ trợ người lao động, nên đây là điều kiện thuận lợi để tham gia chương trình. Bởi lợi thế em được rèn luyện trong môi trường quân đội nên bản thân có tính kỷ luật, tuân thủ giờ giấc”.
Từ năm 2014 đến nay, toàn tỉnh Đồng Tháp có trên 6.000 lao động đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài, trong đó có khoảng 250 lao động là bộ đội xuất ngũ. Con số này rất ít so với số lượng quân nhân xuất ngũ hàng năm.
Xác định bộ đội xuất ngũ là lực lượng nòng cốt tham gia chương trình đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm nay theo chủ trương của lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp và pháp lệnh dự bị động viên được quân đội cho phép. Do đó, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã khuyến khích quân nhân tham gia.
Đại tá Bùi Quốc Chưởng - Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Qua chuyến khảo sát của lãnh đạo tỉnh vừa qua cho thấy hiệu quả thực sự của chương trình đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh vận động, tuyên truyền về chương trình đi làm việc ngoài nước để quân nhân xuất ngũ tham gia, Bộ chỉ huy quân sự cũng yêu cầu các thanh niên được tuyển chọn phải chấp hành nghiêm quy định nước sở tại để hăng hái lao động tìm kiếm thu nhập. Sau khi hết thời hạn hợp đồng cần trở về địa phương sản xuất, phát triển kinh tế gia đình”.
Bà Nguyễn Thị Minh Tuyết, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Tháp cho biết: trong thời gian gần đây tín hiệu rất đáng mừng ở địa phương là việc đưa nhiều thanh niên xuất ngũ tham gia chương trình ưu tiên học nghề đi xuất khẩu lao động. Nhờ đó, nhiều người sau khi tham gia làm việc ở nước ngoài có thu nhập khá cao, tích lũy gửi tiền về cho gia đình, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên khá giả.
“Năm 2019, được sự đồng ý của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Tháp, Trung tâm đến tư vấn, hướng nghiệp cho quân nhân sắp xuất ngũ đi học nghề, được miễn phí 100% học phí và đảm bảo việc làm sau tốt nghiệp từ 95% trở lên. Riêng các ngành cơ khí, xây dựng, Trung tâm đảm bảo việc làm 100% cho người học”- Bà Tuyết nói..
Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp – người có nhiều tâm huyết với đề án đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài cho rằng việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, nhất là các nước phát triển là một chủ trương mang tầm quốc gia. Vì vậy, đối với địa phương sẽ đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi để người dân, nhất là bộ đội xuất ngũ đi lao động nước ngoài. Bởi qua đó, người lao động có việc làm, thu nhập ổn định và học hỏi tác phong lao động từ các nước tiên tiến, nhằm làm hành trang lập nghiệp sau này: “Đồng Tháp xem việc lao động đi làm việc ở nước ngoài là nguồn nhân lực cho tương lai để góp phần tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương. Không thể chỉ tìm kiếm thu nhập mà xem đây là cơ hội để được học tập. Khi trở về vận dụng những cái đã học tập cho bản thân, cho gia đình và xóm làng”.
Với sự chọn lọc và trải qua quá trình rèn luyện trong môi trường quân ngũ, các quân nhân xuất ngũ có nhiều lợi thế trong việc tham gia lao động ở nước ngoài. Tại Đồng Tháp, người lao động trẻ còn được động viên khích lệ sang nước ngoài làm việc để học tập, nâng cao các kỹ năng để trở về làm chủ, tham gia tạo nguồn nhân lực cho sau này, chứ không chỉ mang ý nghĩa đi xuất khẩu lao động để xóa đói giảm nghèo./.