Biên Giới Với Campuchia

Biên Giới Với Campuchia

Biên giới Việt Nam-Campuchia là biên giới phân định chủ quyền quốc gia, trên đất liền và trên biển, giữa hai quốc gia láng giềng trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á là Việt Nam và Campuchia. Hiện tại, biên giới này được gọi là biên giới quốc gia giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia dài khoảng 1270 km[1][2].

Biên giới Việt Nam-Campuchia là biên giới phân định chủ quyền quốc gia, trên đất liền và trên biển, giữa hai quốc gia láng giềng trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á là Việt Nam và Campuchia. Hiện tại, biên giới này được gọi là biên giới quốc gia giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia dài khoảng 1270 km[1][2].

Việt Nam hỗ trợ chính quyền mới và truy quét quân Khmer Đỏ

Được Việt Nam hậu thuẫn, ngày 8 tháng 1 năm 1979 Hội đồng Nhân dân Cách mạng nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia do Heng Samrin làm Chủ tịch đã được thành lập. Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia về danh nghĩa là đảng cầm quyền tại Campuchia. Nhưng tổ chức này mới được thành lập nên chưa đủ sức bảo vệ chính phủ mới khỏi trước sức mạnh quân sự của Khmer Đỏ.

Chính hành động này đã làm cho Việt Nam bị cấm vận thông qua trong cuộc bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc vào năm 1985: Lào, Syria, Ba Lan, Mông Cổ, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina, Liên Xô, Samoa, Nicaragua, Cuba, Tiệp Khắc, Yemen, Iraq, Bulgaria, Ethiopia, Byelorussia và một số nước khác bỏ phiếu phản đối cấm vận Việt Nam. Tổng cộng 124 phiếu thuận, 17 phiếu chống. Việt Nam lâm vào tình cảnh bị cấm vận, thiếu thốn.[68]

Hàng ngàn công chức và kỹ thuật viên Việt Nam đã được đưa sang Campuchia để khôi phục hệ thống điện, nước ở Phnôm Pênh, đưa hệ thống đường sắt vào hoạt động trở lại. Các bệnh viện và trạm xá được mở lại với các bác sĩ dân y và quân y Việt Nam cùng một số bác sĩ Campuchia còn sống sót qua thời Khmer Đỏ. Hàng trăm người Campuchia được gửi sang Việt Nam học các khóa cấp tốc về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, ngân hàng, ngoại thương và an ninh.

Từ tháng 4/1979, lực lượng Việt Nam chỉ còn quân khu 5, quân khu 7, quân đoàn 4, quân khu 9 ở lại Campuchia, đóng thành bốn mặt trận 579, 779, 479 và 979. Từ năm 1979 đến giữa năm 1985, quân đội Việt Nam thực hiện các chiến dịch quân sự truy quét các căn cứ của Khmer Đỏ. Tháng 1 năm 1980, chiến dịch quân sự nhằm vào Khmer Đỏ tại Phnom Chhat bắt đầu. Các cuộc đụng độ giữa các lực lượng NCR và quân Việt Nam cũng diễn ra và lan sang cả lãnh thổ Thái Lan. Thời gian này, Khmer Đỏ bắt đầu tái xâm nhập Campuchia từ Thái Lan với khoảng 3-4 ngàn quân. Khi mùa mưa tới, Khmer Đỏ đã tái tổ chức lực lượng, chỉ huy và huấn luyện, bắt đầu các cuộc giao tranh quy mô nhỏ như đánh du kích, phục kích, pháo kích quấy rối.

Lực lượng Việt Nam và chính phủ Phnom Phênh tiếp tục truy đuổi và giáng những đòn nặng nề vào các nhóm chống đối. Năm 1982, trong một chiến dịch dữ dội nhất kể từ khi quân Việt Nam tiến vào lật đổ Khmer Đỏ, sư đoàn 7 Việt Nam đánh vào trại Sokh San của KPNLF, buộc họ phải bỏ chạy vào Thái Lan. Tới tháng 7 năm 1982, Việt Nam tuyên bố sẽ rút quân từng phần khỏi Campuchia đơn phương và vô điều kiện. Ngay lập tức, các lực lượng đối lập tăng cường các hoạt động quân sự. Quân Khmer Đỏ tăng cường hoạt động vũ trang tại các tỉnh Kampot, Takeo, Kampong Cham và Kampong Thom[69] Sự yếu ớt của quân đội chính phủ Phom Penh khiến họ không thể chống đỡ được sự trỗi dậy của Khmer Đỏ. Tình hình quân sự tại Campuchia trong năm 1983 trở nên xấu đi, buộc Việt Nam phải ngừng việc rút quân khỏi Campuchia.

Tương quan lực lượng năm 1984 là Việt Nam có khoảng 180 ngàn quân tại Campuchia, so với khoảng 17 ngàn quân của KPNLF, và khoảng 30-50 ngàn quân Khmer Đỏ và khoảng 5 ngàn quân thuộc lực lượng Sihanouk.

Tới mùa khô năm 1984 - 1985, Việt Nam huy động khoảng 60 ngàn quân cho chiến dịch tấn công quyết định nhằm triệt hạ các căn cứ của Khmer Đỏ nằm gần Thái Lan, cùng với hàng chục ngàn dân công Campuchia xây đường và mở rộng các sân bay dã chiến tại khu vực biên giới. Cuối tháng 12 năm 1984, khoảng 1.000 quân Việt Nam đánh hạ căn cứ Nong Samet. Tháng 1 năm 1985, khoảng 4.000 quân Việt Nam, với hơn 30 xe tăng và xe bọc thép hỗ trợ, đánh vào căn cứ Ampil của lực lượng Mặt trận Nhân dân Giải phóng Quốc gia Campuchia (KPNLF) với 5.000 quân phòng ngự và triệt hạ hoàn toàn căn cứ này sau 36 giờ. Quân Việt Nam và quân chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia cũng mở chiến dịch tấn công căn cứ lớn có gần 10.000 quân Khmer Đỏ đóng giữ tại Phnom Malai, nơi mà họ từng định đánh chiếm năm 1982 nhưng bất thành, và đã triệt hạ căn cứ này sau 2 ngày giao tranh. Chiến dịch mùa khô năm 1984-85 là chiến dịch lớn chưa từng có của Việt Nam kể cả về quy mô, thời gian và mức độ thành công.[70]

Sau các chiến dịch 1984-85 của Việt Nam, lực lượng đối lập bị nhiều tổn thất. Liên quân KPNLF và Khmer Đỏ ước tính đã bị mất khoảng 1/3 lực lượng do thương vong và đào ngũ.[71] Liên minh này mất toàn bộ các căn cứ trên đất Campuchia, trong đó có thủ đô lâm thời đặt tại một ngôi làng có tên Phum Thmei trong rừng sát biên giới Thái Lan. Khmer Đỏ rút một phần về Thái Lan, một phần chia nhỏ và ẩn trong nội địa. Hai phe Sihanouk và Son Sann rút hẳn vào trong lãnh thổ Thái Lan. Chiến dịch truy quét quy mô lớn kéo dài 5 tháng của Việt Nam đã chấm dứt hy vọng lật ngược tình thế của Khmer Đỏ và KPNLF. Kể từ cuối năm 1985, các lực lượng này về cơ bản không thể là mối đe dọa lớn đối với chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia được nữa.

Ngày 16 tháng 8 năm 1985, thông cáo của cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao ba nước Đông Dương tại Phnôm Pênh tuyên bố Việt Nam sẽ rút quân hoàn toàn khỏi Campuchia, quá trình rút quân hoàn thành năm 1990.[72]

Tháng 6 năm 1988, trên cơ sở trưởng thành của quân đội Campuchia và với sự thỏa thuận của giữa Việt Nam và Campuchia, Việt Nam đã rút toàn bộ chuyên gia dân sự và đến ngày 26 tháng 9 năm 1989, Việt Nam rút toàn bộ quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam về nước. Sau khi quân tình nguyện Việt Nam rút hết, lúc đầu phía Campuchia có lúng túng trước các hoạt động giành dân, chiếm đất của Khmer Đỏ và đồng minh nhưng dần dần Campuchia vươn lên làm chủ tình hình, kiểm soát trên 90% lãnh thổ.[73]

Năm 1992-1993, lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc Campuchia (UNTAC - United Nations Transitional Authority in Cambodia) tạm thời quản lý Campuchia.

Hoạt động hỗ trợ tại Campuchia của quân tình nguyện Việt Nam

Sau khi Campuchia giải phóng, Việt Nam đã quyết định để bộ đội tình nguyện tiếp tục ở lại Campuchia đề phòng Khmer Đỏ quay lại cướp chính quyền. Thủ tướng Campuchia là Hun Sen cho biết Việt Nam định rút quân sớm, nhưng ông đã đề nghị quân Việt Nam ở lại để giúp đỡ và họ đã đóng vai trò giải phóng Campuchia:[74]

Trong thời kỳ đóng quân tại Campuchia, quân đội và chuyên gia Việt Nam đã giúp đỡ hàng triệu người dân Campuchia trở về quê cũ, khôi phục sản xuất, làm lại nhà cửa, trường học, chùa chiền. Nhân dân Campuchia đã dấy lên một cao trào quần chúng hồi sinh từng người, từng gia đình, từng thôn ấp và hồi sinh toàn dân tộc.[75] Quân đội và chuyên gia Việt Nam đã giúp những người dân này sửa lại nhà, ai không còn nhà thì dựng lại nhà, làm sạch giếng cho người dân Campuchia uống, cung cấp lương thực cho người dân Campuchia, khôi phục và sửa chữa lại trường học. Lực lượng ngành y của Việt Nam đi cùng bộ đội thời bấy giờ thì chữa bệnh cho người dân Campuchia. Dần dần trường lớp, làng mạc, bệnh viên, trường học... được khôi phục lại. Bộ quốc Phòng đã chỉ đạo hành động theo từng giai đoạn. Theo đó, giai đoạn đầu do người dân Campuchia chưa có gì, Việt Nam sẽ thực hiện "Việt Nam làm giúp Campuchia" - nghĩa là đánh giặc cũng Việt Nam, giúp dân sản xuất cũng Việt Nam, xây dựng chính quyền cũng Việt Nam (bởi khi đó chính quyền của Campuchia đã bị Khmer Đỏ phá hủy). Khi người dân Campuchia đã có cơ sở, Việt Nam chuyển sang khẩu hiệu "Ta, bạn cùng làm". Giai đoạn ba là "Bạn làm ta giúp" - nghĩa là khi người dân Campuchia đã đủ khả năng, người dân Campuchia yêu cầu tới đâu Việt Nam giúp tới đó. Cuối cùng, khi người dân Campuchia thực sự lớn mạnh thì Việt Nam rút toàn bộ quân tình nguyện về nước để người dân Campuchia tự đảm đương công việc trong nước.[76]

Lập trường của phái đoàn Việt Nam gồm 10 điểm sau:[77]

Theo cựu ngoại trưởng Singapore Bilahari Kausikan thì Singapore đã bị Mỹ cảnh báo rằng sẽ có "máu đổ trên sàn nhà" nếu Singapore không chịu ủng hộ Khmer Đỏ, nói cách khác Singapore bị Mỹ ép phải ủng hộ Khmer Đỏ để bảo vệ lợi ích tối cao của Mỹ.[79]

Trong Tuyên bố của chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhân dịp ký kết hiệp định hòa bình về Campuchia, phía Việt Nam nhấn mạnh:

"...Hơn 12 năm qua, với truyền thống đoàn kết, hữu nghị lâu đời giữa hai dân tộc Việt Nam và Campuchia, Quân đội Nhân dân Việt Nam không quản muôn vàn hy sinh gian khổ đã hết lòng ủng hộ và giúp đỡ nhân dân Campuchia trong cuộc đấu trong vì độc lập, chủ quyền và sự sống còn của dân tộc. Những cống hiến to lớn của quân tình nguyện Việt Nam đã giúp nhân dân Campuchia từng bước hồi sinh và góp phần vào sự nghiệp hòa bình và hợp tác ở Đông Nam Á. Những cống hiến đó đã và sẽ mãi được lịch sử hai dân tộc ghi nhận và trân trọng... Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định lại quan điểm của mình về việc thực hiện Hiệp định Hòa bình về Campuchia, nhất là các điều khoản liên quan đến vai trò của Liên hợp quốc ở Campuchia, trong thời kỳ quá độ phải dựa trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng chủ quyền của Campuchia và chủ quyền của các nước láng giềng của Campuchia... Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẵn sàng cùng các bên tham gia ký kết và Liên hợp quốc làm đầy đủ trách nhiệm thi hành Hiệp định nhằm bảo đảm một nền hòa bình lâu dài, bền vũng ở Campuchia; tôn trọng chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và bất khả xâm phạm lãnh thỏ, thống nhân dân tộc của Campuchia; tôn trọng nền trung lập và không liên kết của Campuchia; tôn trọng chủ quyền của các nước láng giềng của Campuchia, góp phần vào hòa bình, ổn định hữu nghị và hợp tác ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam mong rằng nhân dân Campuchia trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng đất nước Campuchia giàu mạnh, đạt tới cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc"[80]

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng cho rằng Hiệp định hòa bình tại Campuchia sẽ tạo cơ hội để nhân dân Campuchia khôi phục và phát triển đất nước, xây dựng một nước Campuchia hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội. Hòa bình được lập lại tại Campuchia cũng mở ra triển vọng về một thời kỳ mới cho các nước trong khu vực xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, ổn định hợp tác và phồn vinh, góp phần quan trọng vào hòa bình, an ninh và hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dường và trên toàn thế giới.